Thiết kế chuồng nuôi gà rừng và những thông tin có liên quan

chuồng nuôi gà rừng

Gà rừng sống chủ yếu trong môi trường hoang dã nên việc thuần chủng đòi hỏi sự kiên trì từ người nuôi. Mặc dù đã được thuần hoá nhưng gà rừng vẫn nhút nhát và khó tiếp xúc hơn gà nhà. Tuy nhiên hiện nay gà rừng đã được phát triển dưới dạng các trang trại để phát triển mô hình kinh tế. Trong nội dung bài viết dưới đây Ae888 sẽ bật mí đến bạn cách thiết kế chuồng nuôi gà rừng thích hợp nhất.

Những đặc trưng của gà rừng cần nhận biết

Gà rừng thuộc họ chim nên được xem như một loài chim lớn với cân nặng rơi vào khoảng từ 1-1,5kg. Phần cánh của gà rừng khi trưởng thành dài khoảng 20-25cm. Đặc điểm nổi bật của loài vật này chính là phần lông sặc sỡ, bắt mắt với chân chì và cựa dài, đôi tai trắng đặc trưng. Vì thế không quá bất ngờ khi gà rừng được lựa chọn nuôi để làm cảnh ở nhiều gia đình hiện nay. 

Tập tính của gà rừng thường sống tại các khu vực rừng núi và rất nhạy cảm khi có tiếng động. Gà rất tinh ranh và nhút nhát và thường trú ngụ ở những nơi rậm rạp để tránh sự săn bắn. Trong ngày hai thời điểm mà gà rừng hoạt động mạnh nhất là sáng sớm và xế chiều. Chúng thường thích ngủ dưới những tán cây có bụi rậm, hốc cây. Vì thế khi làm chuồng nuôi gà rừng anh em cần có những lưu ý. 

Phương pháp nuôi gà rừng hiệu quả hiện nay

Người nuôi gà rừng có thể tùy thuộc vào điều kiện hiện tại mà thực hiện việc nuôi nhốt hoặc thả rông để gà phát triển. Dưới đây là thông tin chi tiết về từng phương pháp mà người nuôi có thể tham khảo và ghi nhớ:

Nuôi thả

Nuôi thả chỉ áp dụng khi gà đủ từ 1 tháng tuổi trở lên để đảm bảo cứng cáp, đủ sức khoẻ sống ở môi trường tự nhiên. Cụ thể người nuôi lên lựa chọn thả ở những khu vườn có nhiều cỏ, đồi núi thấp dưới những tán cây để tạo bóng mát cho gà. Đây chính là môi trường lý tưởng để gà phát triển và thuần hoá. Gà có thể vừa tự kiến thức ăn trong tự nhiên mà vẫn được cung cấp thêm thức ăn có chứa chất dinh dưỡng.

Nuôi nhốt

Gà rừng có thể thực hiện nuôi nhốt để chúng dần thích nghi với môi trường thuần hoá hơn. Trong đó người nuôi cần chú ý tới cách làm chuồng nuôi như thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của gà. Chuồng gà cần đảm bảo mát và thoáng vào mùa hè, ấm kín gió vào mùa đông. Người nuôi cần chuẩn bị đầy đủ máng ăn, uống và dàn đậu cho gà.

Chuồng nuôi gà rừng cần đảm bảo các điều kiện cần thiết
Chuồng nuôi gà rừng cần đảm bảo các điều kiện cần thiết

Thiết kế chuồng nuôi gà rừng như thế nào là hợp lý?

Khi thiết kế chuồng nuôi cho gà rừng có nhiều yếu tố mà người nuôi cần phải lưu ý để đảm bảo mang đến không gian sống thuần tự nhiên hơn. Dưới đây là những nội dung mà người nuôi quan tâm đến như:

Vị trí và hướng làm chuồng

Làm chuồng ở vị trí thoáng mát cách xa khu vực có nguồn nước và nằm gần vườn nhà để tạo môi trường sống tốt, tránh được ô nhiễm. Đặc biệt là phần đất làm chuồng và nền cao ráo, không trũng hay ngập nước khi trời mưa tới. Tốt nhất nên lựa chọn làm chuồng theo hướng đông hoặc đông nam để có bầu không khí trong lành, thuận lợi hơn cho gà sinh trưởng và phát triển.

Nguyên liệu làm chuồng

Tìm kiếm các nguyên liệu làm chuồng nuôi gà rừng không quá khó và có sẵn nên rất thuận tiện. Người nuôi có thể sử dụng gạch xây, kết hợp với các cột bê tông, tre, gỗ, lợp phần mái bằng tôn hoặc lá. Xung quanh chuồng nuôi quây bằng lưới B40 đảm bảo rằng buộc chắc chắn. Tuỳ vào điều kiện nuôi nhốt và số lượng gà nuôi mà bố trí, thiết kế chuồng nuôi cho gà rừng phù hợp.

Tìm kiếm các nguyên liệu làm chuồng nuôi gà rừng không quá khó
Tìm kiếm các nguyên liệu làm chuồng nuôi gà rừng không quá khó

Tiêu chí làm chuồng nuôi gà rừng

Với việc xác định được nguyên liệu và hướng cho chuồng nuôi gà rừng bạn có thể tiến hành làm chuồng. Trong quá trình làm chuồng cần lưu ý một trong những vấn đề dưới đây:

  • Đảm bảo xây chuồng có chiều cao tối thiểu là 3m và bố trí thêm cây gỗ bắc ngang để lấy nơi đứng, vui chơi và ngủ cho gà.
  • Phần nền chuồng không dùng lát xi măng mà sử dụng rơm rạ, trấu hoặc cát để tạo môi trường thông thoáng cho gà phát triển.
  • Nếu chuồng nuôi dành cho gà rừng mới nở cần làm thêm đèn úm để tạo độ ấm cho gà trong giai đoạn đầu. 
  • Mỗi chuồng nuôi gà rừng cần có kích thước tối thiểu từ 2 đến 4m2. Như vậy sẽ đảm bảo cho gà có được không gian sống và sinh hoạt thoải mái hơn. Nếu chuồng nuôi quá nhỏ gà sẽ hạn chế được đi lại tự do khiến bị cùn chân và mất đi bản tính thanh thoát.
  • Sau khi làm chuồng nuôi gà rừng không nên vội vàng thả gà vào ở mà cần để trống thêm 15 đến 20 ngày. Tiếp đến quét vôi ve xung quanh chuồng để tiêu độc khử trùng cùng với NaOH nhằm hạn chế tính trạng bệnh.

Phòng bệnh cho gà rừng như thế nào là hiệu quả?

Mặc dù có đặc tính hoang dã nhưng so với gà ta thì gà rừng có sức để kháng yếu hơn. Vì thế bên cạnh việc chú trọng xây dựng chuồng nuôi gà rừng bạn cần thực hiện phòng bệnh cho gà với một số chú ý dưới đây:

  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các vacxin phòng cúm, hô hấp, bạch hầu,…
  • Thường xuyên tiến hành vệ sinh khu vực chuồng trại cùng với máng ăn, máng uống.
  • Khi đến mùa đông thực hiện che chắn để giữ ấm cho gà tránh gió lùa và vào mùa hè tạo thoáng mát cho chuồng nuôi.
  • Nếu như phát hiện gà có biểu hiện bệnh như ủ rũ hãy tách đàn ra để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. 
  • Nguồn nước nước uống và thức ăn của gà cần đảm bảo sạch sẽ được thay thường xuyên.
Phòng bệnh cho gà rừng như thế nào là hiệu quả
Phòng bệnh cho gà rừng như thế nào là hiệu quả

Lời kết

Bài viết trên đây Ae888bet.co đã đem đến cho bạn đọc cách làm chuồng nuôi gà rừng và những thông tin có liên quan. Trong quá trình hoàn thiện và thiết kế chuồng bạn cần chú trọng đến hướng xây, kích thước chuồng tuỳ thuộc vào số lượng gà và kích thước của gà,… Bên cạnh việc chú trọng đến chuồng nuôi cần cải thiện và đa dạng hơn chế độ dinh dưỡng cho gà. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *