Gà rừng Việt Nam là một trong những giống gà được yêu thích bởi vẻ ngoài mê mẩn người nhìn. Với đặc trưng là bộ lông sặc sỡ nên thường được lựa chọn nuôi để làm cảnh trong nhiều gia đình. Gà rừng sinh sống tại nước ta thuộc họ gà rừng lông đỏ và chủ yếu có mặt nhiều tại các tỉnh miền núi. Hãy theo dõi nội dung có trong bài viết dưới đây của Ae888 để biết thêm thông tin chi tiết về gà rừng.
Những đặc điểm riêng biệt của gà rừng Việt Nam
Gà rừng Việt Nam có tên khoa học là Gallus gallus jabouillei, thuộc họ gà rừng lông đỏ. Hiện nay ở nước ta chủ yếu là gà rừng tai trắng sinh sống và thường được nuôi để làm cảnh hoặc lấy thịt.
Đặc điểm dễ nhận dạng của gà rừng tại Việt Nam
Gà rừng sinh sống tại Việt Nam thuộc loài chim có trong lượng trung bình của cơ thể rơi vào khoảng từ 1-1,5kg và sải cánh dài từ 200-300mm. Không khó để chúng ta có thể nhận dạng được gà rừng trống và mái với một số đặc điểm nổi bật như:
Đối với gà trống phần lông đầu và cổ thường có màu đỏ cam và sặc sỡ hơn gà mái. Trong đó phần lưng kết hợp với cánh là màu đỏ sẫm. Đặc biệt thường lông của gà trống sẽ tốt và dài hơn so với gà mái. Gà mái có kích thước cơ thể nhỏ hơn gà trống và toàn thân chỉ có chung là màu nâu xỉn, không sặc sỡ như gà trống.
- Gà rừng có mắt ướt long lanh với màu vàng cam hoặc màu nâu.
- Phần mỏ của gà rừng Việt Nam có màu nâu sừng, xám chỉ và phần thịt màu đỏ.
- Xương chân của gà rừng thon nhỏ với màu xám nhạt, cựa sắc dài và nhọn hơn gà bình thường.
- Điểm nổi bật làm nên sự khác biệt của gà rừng là đôi tai màu trắng tạo nên điểm nhấn. Do vậy mà gà rừng sinh sống tại Việt Nam có tên gọi khác là gà rừng tai trắng.
Chỉ cần nhìn thoáng qua chúng ta sẽ thấy gà rừng có lông sặc sỡ và bắt mắt hơn so với gà thông thường. Đặc biệt phần dáng vóc cũng cho thấy được sự thon gọn và thanh thoát, di chuyển nhịp nhàng hơn. Phần trăng có màu đen, mồng lá nhỏ và tích trắng tạo thành vẻ đẹp thanh cảnh khiến nhiều người mê mẩn.

Gà rừng Việt Nam có tập tính sinh sống như thế nào?
Môi trường sinh sống lý tưởng nhật của loài gà rừng là tại các khu rừng thứ sinh gần với ruộng nương, lao nứa. Vì như thế gà sẽ dễ dàng kiếm ăn cũng như có nơi ẩn nấp an toàn tránh khỏi sự nhòm ngó từ kẻ thù hơn. Đó chỉ là tập tính mang tính đặc trưng nhưng ta vẫn có thể bắt gặp ở rừng ở bất cứ khu rừng nào.
Gà rừng có đặc tính nhút nhát, rất tinh nhanh khi phát hiện những tiếng động nhỏ. Điều đó cho thấy sự tinh khôn và bản tính rèn luyện sau nhiều ngày sinh sống trong tự nhiên. Thông thường gà rừng thường sống với nhau theo từng đàn để giúp đỡ nhau chống lại sự tấn công từ kẻ thù và nhạy bén phát hiện các bẫy đặt.
Gà rừng Việt Nam có tập tính sinh hoạt chủ yếu vào 2 khung thời gian trong ngày là sáng sớm và xế chiều. Vào buổi tối chúng sẽ tìm kiếm những tán cây cao khoảng 5m để ngủ và trú ngụ. Tổ của chúng thường được làm ở những nơi kín đáo nơi có bụi rậm, các cành cây đổ ngang. Vì thế sẽ không dễ để chúng ta có thể tìm thấy được tổ của gà rừng.
Gà rừng Việt nam có tập tính sinh sản ra sao?
Theo tìm hiểu, gà rừng sinh sống tại nước ta chủ yếu sinh sản vào khoảng tháng 3 hằng năm. Trong đó một cá thể gà trống có thể thực hiện giao phối với nhiều con gà mái khác nhau để duy trì nòi giống. Sau quãng thời gian giao phối gà mái sẽ tiến hành làm tổ ở các bụi rậm nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình đẻ trứng. Sẽ có khoảng 5 đến 10 quả trứng được đẻ sau mỗi lứa tuỳ thuộc vào từng gà mái và sau ấp tầm 20 đến 25 ngày sẽ nở ra gà con.
Thức ăn có trong tự nhiên của gà rừng Việt Nam
Như đã nói điều kiện thích hợp để gà rừng sinh sống là các khu rừng thứ sinh nơi có nhiều thức ăn cho gà. Thức ăn của gà rừng rất đa dạng khi có ở nương rẫy với thóc, ngô, giun dế, kiến, cỏ dại, hoa quả mềm, châu chấu, sâu bọ,… Vào sáng sớm gà sẽ lang thang đi kiếm mồi.

Giải đáp thắc mắc: “thuần hóa gà rừng Việt Nam có được không”?
Gà rừng có thể thuần hóa được mặc dù là một loài động vật có đặc tính hoang dã. Đặc biệt trong giai đoạn chúng mới nở ở 15 ngày tuổi bạn cần tập cho chúng những theo quen gần gũi với con người. Việc chuyển đổi môi trường sinh sống từ tự nhiên sang chăm sóc nuôi nhà sẽ có những khó khăn cần sự kiên trì nhất định. Trước tiên có thể nhốt vào lồng quây sắt để chúng dần làm quen với môi trường sống ban đầu.
Kỹ thuật nuôi đối với gà rừng Việt Nam
Gà rừng nhút nhát hơn so với gà ta nên giai đoạn chúng vừa mới nở là thời điểm thích hợp nhất để thuần hóa. Cầm thức ăn trên tay để cho gà ăn trực tiếp là cách giúp cho gà rừng gần gũi với người nuôi và rạn rỉ hơn. Bên cạnh đó người nuôi cần chuẩn bị chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ, kín gió hạn chế tình trạng ẩm ướt.
Cụ thể chúng ta có thể sử dụng một lớp trấu phủ lên mặt sàn chuồng nuôi để tạo môi trường thuận lợi và gần gũi cho gà. Cho gà ăn vào máng để chúng quen hơn với môi trường nuôi nhốt và tránh rơi vãi là điều kiện phát sinh các mầm bệnh. Cho gà ăn cám ngô, gạo, dế, cào cào, rau xanh mềm,… và bổ sung thêm vitamin tăng sức đề kháng.

Lời kết
Những thông tin về đặc điểm nhận dạng, tập tính sinh hoạt và sinh sản, thức ăn của gà rừng Việt Nam đã được Ae888bet.co tìm hiểu và chia sẻ qua nội dung bài viết trên. Đây là giống gà có giá trị kinh tế cao nên luôn được nhiều người tìm kiếm và tìm cách săn bắn. Mong rằng với những bật mí vừa rồi sẽ giúp bạn có được thêm hiểu biết về loài gà này.